Theo Burney (2008), dựa vào qui trình tư duy khoa học, có hai cách tiếp cận nghiên cứu: suy diễn và qui nạp.
Cách tiếp cận suy diễn (deductive research approach): là quá trình suy luận bắt đầu từ các lý thuyết khoa học có sẵn để hình thành các giả thuyết, sử dụng các quan sát (các phương pháp thu thập dữ liệu) để kiểm định các giả thuyết đưa ra.
Trong hình 1.1, cho thấy đặc điểm của cách tiếp cận suy diễn thể hiện hình thác nước (waterfall). Lập luận suy diễn bắt đầu từ tổng quát cho đến cụ thể hơn. Đôi khi cách tiếp cận này được gọi là cách tiếp cận “từ trên xuống, up – down”. Chúng ta có thể bắt đầu bằng suy nghĩ một lý thuyết liên quan đến chủ đề quan tâm. Sau đó tiến hành thu hẹp lại thành giả thuyết cụ thể hơn mà có thể kiểm định được. Tiếp tục thu hẹp các giả thuyết hơn nữa khi thu thập các quan sát để kiểm định các giả thuyết. Cuối cùng chúng ta để có thể khẳng định chấp nhận hoặc từ chối các giả thuyết của các lý thuyết ban đầu/
Cách tiếp cận quy nạp (Inductive research approach): là quá trình suy luận bắt đầu quan sát các hiện tượng khoa học để hình thành các mô hình giải thích các hiện tượng khoa học.
Theo hình 1.2, cho thấy đặc điểm của cách tiếp cận qui nạp thể hiện hình leo đồi (hill climping). Lập luận quy nạp di chuyển từ những quan sát cụ thể để khái quát rộng hơn và hình thành lý thuyết. Cách tiếp cận này còn gọi là “từ dưới lên, bottom up”. Trong lập luận quy nạp, chúng ta bắt đầu với các quan sát, phát hiện mô hình và các quy tắc, xây dựng một số giả thuyết dự kiến mà chúng ta có thể khám phá, và cuối cùng kết thúc phát triển thành lý thuyết.
Sự khác nhau cách tiếp cận suy diễn và qui nạp:
Trong hình 1.3 cho thấy:
- Qui nạp thường được mô tả như là di chuyển từ cụ thể đến tổng quát,trong khi suy diễn bắt đầu với tổng quát đến kết thúc bằng cụ thể
- Lập luận dựa trên qui luật, lý thuyết thường được sử dụng cho suy diễn, trong khi các quan sát có xu hướng được sử dụng trong quy nạp
Theo Yang (2001), trong tiếp cận nghiên cứu chúng ta cần làm rõ và phân biệt các khái niệm: giả thuyết, lí thuyết và qui luật.
- Giả thuyết (hypothesis): là đề xuất có thể kiểm chứng về mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều biến. Nó cũng là một phát biểu nhằm nổ lực giải thích một hiện tượng quan tâm hay chưa hiểu được.
- Lý thuyết (theory): là cả một tập hợp các khái niệm, giả thuyết trình bày một cách có hệ thống thông qua các mối quan hệ với nhau nhằm giải thích các hiện tượng khoa học.
- Qui luật (law): là các lý thuyết đã phải trải qua thử nghiệm rộng rãi trong thời gian, qua không gian và được chấp nhận hầu như phổ quát.
Như vậy, giả thuyết chỉ là một bộ phận của lý thuyết và lý thuyết được kiểm nghiệm qua thời gian và không gian mới trở thành qui luật.
Minh hoạ: Qui luật cung và cầu đề cập đến hiện tượng thường quan sát thất rằng, trong một thị trường tự do, có sự tự điều chỉnh giá tới mức cân bằng của nó, là giá mà tại đó lượng cung và lượng cầu bằng nhau.